An toàn giao thông luôn là một vấn đề lớn mà tất cả mọi người đều phải quan tâm. Để góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn giao thông thì việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là hết sức quan trọng, cần triển khai trên cả nước.
Bước vào giai đoạn cuối năm, tình hình giao thông ngày càng phức tạp hơn và ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng có nhiều điểm nóng giao thông đáng lo ngại. Bộ Giao thông Vận tại đã tích cực phối hợp với các bộ ban ngành khác để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến với toàn dân.
Năm qua, mặc dù tai nạn giao thông đã giảm trên cả ba tiêu chí nhưng những con số đó vẫn khiến người ta rùng mình. Vẫn có rất rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra để lại nỗi đau không thể nào nguôi.
>> Có thể bạn quan tâm: CHIA SẺ VỀ CÂU CHUYỆN NGHỀ THIẾT KẾ WEBSITE KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CON GÁI?
Tình trạng người dân nhởn nhơ với luật giao thông vẫn còn xảy ra, có nhiều vụ còn chống đối người thi hành công vụ. Chính vì vậy, cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Các cơ quan đứng đầu, Ban An toàn giao thông của các thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Các ban ngành lãnh đạo cần nắm rõ đặc điểm tình hình và trình độ của người dân địa phương để từ đó có các biện pháp phù hợp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người dân địa phương mình.
Nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần liên tục được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với từng đối tượng người dân, đặc điểm địa bàn và trình độ nhận thức của người dân.
Thời gian qua, các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về an toàn giao thông đã được triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Các hình thức phổ biến như phát tờ rơi, tổ chức các diễn đàn về an toàn giao thông, tổ chức các buổi ngoại khóa tại các trường học, các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông hoặc hình thức tập trung người dân rồi mở các đợt tuyên truyền.
Luật Giao thông đường bộ luôn được chú trọng để giải thích cho người dân hiểu, nắm rõ luật và chấp hành nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông. Người dân cũng có thể truy cập vào các đường link như https://luatduonggia.vn/duong-day-nong-tu-van-phap-luat-giao-thong-duong-bo-truc-tuyen-mien-phi/ để được giải đáp những thắc mắc về Luật Giao thông đường bộ.
Trong các buổi tuyên truyền, lực lượng cảnh sát giao thông luôn chú ý nhận xét về tình hình giao thông trên địa bàn để người dân hiểu rõ. Thông báo về các vụ tai nạn đã xảy ra trên địa bàn để người dân thấy được mức độ nguy hiểm cũng như những lỗi vi phạm để khắc phục.
Lực lượng cảnh sát giao thông đã chỉ ra cho người dân thấy được những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông. Nó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Bởi ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn chưa cao, vẫn coi nhẹ Pháp luật và coi nhẹ mạng sống của bản thân.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu, triển khai liên tục và là vấn đề của toàn thể nhà nước và nhân dân. Chính vì vậy, cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị, góp phần thay đổi nhận thức từ cấp trên xuống cấp dưới về an toàn giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Cần phải ra sức xây dựng một môi trường giao thông an toàn, thân thiện trên phạm vi cả nước.
> Mời bạn tham khảo và theo dõi thêm bài viết: