Tìm hiểu thủ tục và biên bản hủy hóa đơn

Đối với những kế toán mới vào nghề, các thủ tục xử lý đối với hóa đơn đã lập nhưng có sai sót luôn là vấn đề nan giải. Để giúp tháo gỡ những khó khăn này cho kế toán, trong bài viết này sẽ hướng dẫn các thủ tục và biên bản hủy hóa đơn.

tìm hiểu thủ tục và biên bản hủy hóa đơn

Tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định rõ đối tượng và quy trình hủy hóa đơn cụ thể như sau:
Về đối tượng áp dụng:
– Áp dụng hủy hóa đơn của tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã…), hộ, cá nhân kinh doanh.
Trình tự thực hiện như sau:
Đầu tiên: Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
Tiếp theo: Tiến hành thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.
Thành phần Hội đồng hủy hóa đơn bao gồm
+ Đại diện lãnh đạo của tổ chức kinh doanh;
+ Đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh.
– Đối với hộ, cá nhân kinh doanh thì không cần phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.
Bước cuối cùng là: Ký biên bản hủy hóa đơn.
– Cụ thể, các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Hồ sơ hủy hóa đơn bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các nội dung như: Ký hiệu mẫu số hóa đơn, tên hàng hóa, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy…
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung như: Lý do hủy, loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy, ngày giờ hủy, phương án hủy
– Hồ sơ hủy hóa đơn sẽ được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Còn riêng thông báo kết quả hủy hóa đơn sẽ được lập thành 02 bản, 01 bản lưu, 01 bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.
Đối với nhiều kế toán, việc tiến hành thực hiện hủy hóa đơn được xem như “cơn ác mộng”. Thế nhưng, qua những chia sẻ trên có thể thấy việc tiến hành hủy và lập biên bản hủy hóa đơn không hề phức tạp và rắc rối như nhiều kế toán nhầm tưởng. Điều cốt lõi quan trọng là kế toán cần phải trang bị cho những những nội dung quan trọng và trình tự các bước tiến hành hủy hóa đơn để có thể hoàn thành tốt nhất công việc nếu không may gặp phải trường hợp này, không làm ảnh hưởng đến quá trình kê khai thuế.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp kế toán doanh nghiệp hiểu hơn về các thủ tục hủy hóa đơn cũng như biên bản hủy hóa đơn. 

https://daotaoseomanager.com/phan-mem-htkk-moi-nhat-428-la-gi/

https://daotaoseomanager.com/mot-so-thong-tin-quan-trong-khi-dat-lam-con-dau/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *